Các đặc điểm lớn nhất của cao su là có tính đàn hồi, chịu mài mòn, chịu lạnh, khó để các chất khí lọt qua. Đó là các ưu điểm quan trọng mà các công trình sân bóng cỏ nhân tạo sử dụng hạt cao su để trải sân
Các tính chất này của cao su có liên quan đến cấu tạo phân tử của nó. Cao su thiên nhiên do hàng ngàn; hàng vạn phân tử Isopren tạo nên. Đặc điểm của các phân tử này là mềm, dai, người ta gọi đó là tính mềm dẻo. Nói chung cao su vừa có tính mềm dẻo, tính đàn hồi lớn, tính chịu mài mòn, chịu lạnh đều tốt. Với loại cao su tổng hợp, do đã có nghiên cứu thay đổi cấu tạo phân tử của chúng nên đã có một số ưu điểm đặc biệt. Ví dụ các phân tử butadien ngưng tụ với một ít phân tử isopren sẽ tạo thành cao su isôpren - butadien. Do trong phân tử có các gốc metyl hướng về hai bên cản trở các phân tử chuyển động dọc theo mạch, nên loại cao su này có tính kín đối với các chất khí rất tốt. Ngoài ra các phân tử cao su lớn hay nhỏ sự sắp xếp các phân tử có đều đặn hay không đều có ảnh hưởng đến tính năng của cao su. Nói chung các phân tư cao su có khối lượng phân tử thấp, tính đàn hồi nhỏ, nhưng nếu khối lượng phân tử lại quá lớn thì cao su sẽ trở nên cứng. Các nhà hóa học đã dựa và các mối quan hệ nêu trên để thiết kế chế tạo các loại cao su có những tính năng thích hợp.
Một nhược điểm lớn nhất của cao su là dễ bị lão hóa. Một đôi giầy cao su sử dụng sau mấy năm sẽ xuất hiện nhiều khe nứt, đế giầy dép bị bành ra, tính đàn hồi sẽ kém đi nhiều. Đó là do tác dụng nhiệt và các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. Dưới tác dụng của tia nắng Mặt Trời, một mặt cao su bị đốt nóng, mặt khác các tia tử ngoại giống như những chiếc kéo, cắt phân tử cao su thành từng đoạn nhỏ làm cho cao su mất tính đàn hồi dưới tác dụng của lực kéo.
Sự lão hóa cao su có rất nhiều kiểu lão hóa khác nhau. Có loại khi lão hóa thì cứng lên có loại khi lão hóa thì chảy nhão ra. Thực chất sự lão hóa của cao su phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của loại cao su đó.
Như chúng ta đã biết cao su là sự kết hợp của vô số các dây hidrocarbon lại với nhau, khi lưu hóa cao su thì các dây này liên kết mạng không gian với nhau làm cho cao su có tính đàn hồi, tính kháng xé tốt hơn rất nhiều khi chưa lưu hóa.
Do đó khi có sự lão hóa thì tùy thuộc vào thành phần cấu tạo của cao su mà có các hiện tượng sau:
Khi sự lão hóa làm cắt đứt các dây hidrocarbon, thì sẽ làm cho cao su bị răn nứt, bong tróc bề mặt.
Khi sự lão hóa tạo thêm các liên kết mạng không gian làm các dây hidrocarbon liên kết chặt chẽ với nhau dẫn đến cao su sẽ bị cứng lên.
Khi sự lão hóa làm làm mất các liên kết mạng không gian, lúc này giữa các dây hirdrocarbon không còn các liên kết cộng hóa trị (liên kết mạnh), mà chỉ còn lực liên kết liên phân tử (liên kết Walldervar?) lực liên kết này rất yếu, nên làm cho cao su bị chảy nhão ra ( các dây hidrocarbon trượt lên nhau), đây là hiện tượng lão hóa PU.
Tương tự, các loại báo nước nóng, vải cao su, áo mưa chế tạo từ cao su khi sử dụng không nên để gần kiềm, axit dầu, bởi vì các chất này cũng gây tổn hại cho các chế phẩm từ cao su. Cũng không nên rửa giầy, dép cao su bằng nước nóng, dung dịch tẩy rửa có tính kiềm hoặc ngâm trong nước xà phòng lâu ngày. Sau khi rửa xong chỉ được đem các chế phẩm cao su hong khô dưới bóng râm, không đem phơi dưới nắng hoặc dùng nhiệt để sấy khô.